Những nhiệm vụ chiến lược cơ bản phát triển Top 10 game tài xỉu uy tín trong giai đoạn 2008 – 2013
1.2.Các giải pháp chủ yếu
- Phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn khu vực, quốc tế và phù hợp điều kiện của ĐHCNQN; thí điểm các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao; nâng cao chất lượng tuyển sinh đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
- Áp dụng rộng rãi phương pháp đào tạo tiên tiến (phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá tiên tiến; kết hợp chặt chẽ nghiên cứu khoa học (NCKH) với đào tạo, và đào tạo với thực tế sản xuất). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo.
- Tổ chức kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ, trước mắt khẩn trương áp dụng ngay các yếu tố tích cực của đào tạo theo tín chỉ.
- Có những chế độ, chính sách và các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh của Trường.
- Phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng nhằm đáp ứng sát hơn yêu cầu phát triển KT-XH, góp phần tăng cơ hội tìm việc làm phù hợp đối với người học.
- Các tổ chức Đảng, cơ quan quản lý, đoàn thể quần chúng các cấp tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới các chuẩn quốc tế và khu vực.
- Các giải pháp mang tính đột phá:
+ Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chung: áp dụng mạnh mẽ, rộng rãi phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến theo hướng nâng cao tính chủ động, sáng tạo, khả năng tự học, năng lực NCKH, phát hiện và giải quyết vấn đề của người học; từng bước áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ.
+ Những giải pháp đi tắt, đón đầu, tiếp cận ngay chuẩn mực chất lượng khu vực, quốc tế: Mở rộng quy mô và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo; thí điểm các chương trình đào tạo tiên tiến; tiếp tục phát triển mạnh mẽ và chú trọng nâng cao chất lượng tuyển sinh đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
2. Phát triển qui mô và nâng cao chất lượng khoa học, giá trị thực tiễn của các hoạt động khoa học- công nghệ (KH-CN)
2.1. Các chỉ tiêu chính
- Tăng cường công tác NCKH và phấn đấu kinh phí NCKH/giảng viên tăng trung bình hàng năm 5-10%. Chỉ số số lượng đề tài, dự án NCKH/năm, chỉ số số lượng bài báo khoa học, bài báo khoa học cấp quốc tế, chỉ số trích dẫn khoa học đối với đội ngũ TS đạt mức khá trong khu vực vào năm 2013.
- Xây dựng và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm (PTN) của 03 ngành đạo tạo đại học đầu tiên của trường đạt chuẩn khu vực, quốc tế vào năm 2013.
2.2. Các giải pháp chủ yếu
- Tạo cơ chế và các điều kiện (tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất...), để tất cả các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tham gia thực hiện các đề tài, dự án KH-CN; khuyến khích triển khai ứng dụng các phát minh, sáng chế vào thực tiễn. Gắn kết chặt chẽ NCKH với đào tạo và phục vụ, dịch vụ.
- Khuyến khích các thầy giáo của trường chủ trì, tham gia các đề tài, dự án có tầm cỡ quốc gia, giải quyết những vấn đề KH-CN quan trọng; ưu tiên tập trung đầu tư nguồn lực cho một số NCKH mũi nhọn.
- Xây dựng và triển khai các dự án tăng cường năng lực KH-CN, các PTN trọng điểm, đầu tư chiều sâu, các xưởng sản xuất chế tạo thử...
- Hiện đại hoá quản lý KH-CN; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị; tăng cường công tác thông tin KH-CN, xây dựng cơ sở dữ liệu KH-CN. Tạo cơ chế liên thông, phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là giữa các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH-CN.
- Khuyến khích, hỗ trợ các tập thể, cá nhân khoa học đăng ký và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
-Hình thành cơ chế phối hợp các đơn vị, cá nhân xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án KH-CN có tính liên ngành, liên lĩnh vực.
3. Phát triển đội ngũ cán bộ
3.1. Các chỉ tiêu chính
- Đến năm 2013, đưa tổng cán bộ công chức (CBCC) lên hơn 600 người, trong đó khoảng 450 cán bộ giảng dạy (CBGD), nghiên cứu (GD&NC); 75% CBGD có học vị trên đại học, trong đó trên 25% có học vị TS, TSKH; hầu hết CBGD áp dụng phương pháp dạy-học tiên tiến và có thể sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn, trong đó 5% có thể giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ; trên 80% giảng viên đại học tham gia hoặc chủ trì các đề tài NCKH.
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) có tính chuyên nghiệp cao, khoảng 85% CBQL thông thạo nghiệp vụ quản lý, sử dụng được ngoại ngữ và tin học trong công tác nghiệp vụ hoặc giao tiếp đơn giản.
3.2. Các giải pháp chủ yếu
- Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ CBGD, CBQL, chuyên viên hành chính, kỹ thuật. Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động gắn với đề bạt, khen thưởng.
- Quy hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ CBGD đạt tiêu chuẩn với quy mô hợp lý và cơ cấu đồng bộ về chuyên môn (lĩnh vực, chuyên ngành), trình độ (học hàm, học vị), độ tuổi và giới tính, có tính kế thừa và phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng tạo nguồn cán bộ KH-CN đầu ngành, đầu đàn.
- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ CBQL, chuyên viên hành chính, kỹ thuật nâng cao năng lực nghiệp vụ cũng như khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công tác được giao.
- Tạo cơ hội và các điều kiện thuận lợi để CBGD tham gia các hoạt động chuyên môn; thực hiện chế độ định kỳ nghỉ giảng dạy để tập trung nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật và thâm nhập thực tế.
- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là các cán bộ đầu ngành, đầu đàn, cũng như cán bộ khoa học trẻ tài năng về trường công tác.
4. Hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực, định hướng nghiên cứu và cơ chế quản lý tự chủ, hiện đại
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý đại học đa ngành đa lĩnh vực theo định hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà trường và xu thế hội nhập quốc tế.
- Từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý theo hướng phân cấp trách nhiệm mạnh hơn cho các đơn vị, phù hợp với năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của họ. Đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả của các đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý của Nhà trường, trong đó đặc biệt chú trọng đảm bảo sự thống nhất,phối hợp giữa các đơn vị trong các hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ; quản lý và sử dụng chung có hiệu quả đội ngũ CBGD, cơ sở vật chất, trang thiết bị; khai thác thế mạnh đa ngành đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ đào tạo, NCKH và dịch vụ.
- Hoàn chỉnh cơ chế tự chủ tài chính, tạo động lực tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong Nhà trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và từng bước tin học hóa công tác quản lý theo tiêu chuẩn của các trường đại học tiên tiến trong nước và khu vực.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng và công tác học sinh, sinh viên (HSSV)
- Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, nề nếp, tạo được phong trào thi đua hiệu quả thiết thực trong toàn Trường và trong từng đơn vị.
- Đổi mới nội dung và phương pháp công tác chính trị tư tưởng; đổi mới cách truyền đạt và nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết... của Đảng và Nhà nước; lồng ghép nội dung giáo dục chính trị tư tưởng vào nội dung giảng dạy và sinh hoạt văn hóa, xã hội, đoàn thể; nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề tư tưởng.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, giải trí lành mạnh nhằm thu hút nhiều sinh viên tham gia. Mở rộng hệ thống các câu lạc bộ sinh viên có tính học thuật.
- Đổi mới công tác quản lý HSSV, đặc biệt là sinh viên nội trú; xây dựng KTX sinh viên kiểu mẫu, phục vụ tốt đời sống vật chất và tinh thần HSSV nội trú. Kết hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt HSSV ngoại trú.
- Nâng cao hiệu quả của tư vấn nghề nghiệp, tăng cường liên hệ với các cơ quan, đơn vị sử dụng sinh viên để hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm phù hợp. Tăng cường liên hệ giữa nhà trường và cựu sinh viên. Liên hệ với các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để có thêm tài trợ, học bổng nhằm khuyến khích, hỗ trợ HSSV học tập, nghiên cứu khoa học.
6. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí; hiện đại hoá cơ sở vật chất- kỹ thuật
6.1. Các chỉ tiêu chính
- Cơ sở vật chất được hiện đại hóa ngang tầm các đại học tiên tiến trong nước và khu vực, trong đó có một số phòng thí nghiệm và trang thiết bị thuộc các ngành khoa học công nghệ cao và mũi nhọn đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Tăng cường các nguồn thu tài chính trên các lĩnh vực: đào tạo, NCKH, thực nghiệm sản xuất và dịch vụ, góp phần đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.
- Đến năm 2013 hoàn thành 30 % kế hoạch xây dựng cơ sở mới tại khu Minh Thành- Yên Hưng- Quảng Ninh.
6.2. Các giải pháp chủ yếu
- Đổi mới phương thức quản lý và phân bổ ngân sách, đảm bảo công tác lập kế hoạch và dự toán ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó đặc biệt chú trọng kế hoạch được phê duyệt theo đặc thù ngành nghề, các mục tiêu ưu tiên và các giải pháp tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo và NCKH.
- Triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng nguồn thu bổ sung: Xây dựng chế độ học phí, học bổng theo đặc thù và chất lượng của các chương trình đào tạo (đào tạo chính quy, không chính quy; đào tạo chất lượng cao; đào tạo quốc tế...); đẩy mạnh liên kết đào tạo (trong nước, quốc tế), các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ KH-CN; phát triển các doanh nghiệp KH-CN trong trường đại học; tổ chức xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH-CN lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế; đẩy mạnh huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nghiên cứu thành lập các quĩ hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu dành cho cán bộ, sinh viên... Có chính sách, chế độ khuyến khích thoả đáng đối với các tập thể, cá nhân có đóng góp hiệu quả làm tăng nguồn thu bổ sung cho Nhà trường.
- Tập trung mọi nguồn lực từ NSNN và nguồn vốn tài trợ, viện trợ, các nguồn vốn hợp pháp khác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở mới của Trường tại khu Minh Thành- Yên Hưng- Quảng Ninh đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng và tuân thủ nghiêm túc các qui định của Nhà nước.
- Hiện đại hóa giáo trình, bài giảng, cơ sở học liệu tiếp cận tiêu chuẩn các đại học tiên tiến trong khu vực (bộ giáo trình, bài giảng truyền thống và điện tử; tài liệu tham khảo khoa học; thư viện tệp, các tạp chí on-line; các phần mềm chuyên dùng; CD, băng video; các mô hình, sơ đồ, biểu bảng và giáo cụ trực quan; thông tin về các kết quả KH-CN...), đảm bảo đến năm 2013, 100% các học phần có ít nhất một giáo trình, bài giảng và hai tài liệu tham khảo đạt chuẩn khu vực. Xây dựng thư viện điện tử kết nối với các trường đại học, tiến tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng và phát triển các phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và NCKH, các giảng đường, lớp học chuẩn.
7. Mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế (HTQT) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và vị thế của ĐHCNQN trên trường quốc tế
- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn về công tác HTQT. Xây dựng cơ chế điều hành HTQT hợp lý, hiệu quả, trong đó trách nhiệm và tính chủ động của các đơn vị được tăng cường, đồng thời việc điều phối và quản lý thống nhất của Nhà trường được đảm bảo nhằm phát huy mọi tiềm năng cũng như khuyến khích động viên đông đảo các CBGV nhà trường tham gia tích cực phát triển HTQT. Tiến tới xây dựng các quỹ hỗ trợ HTQT.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan (Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại Giao, Vụ HTQT - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ...) tạo thuận lợi cho các hoạt động HTQT.
- Chủ động tìm kiếm, xây dựng và triển khai các dự án và chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH... Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác đào tạo, NCKH, trao đổi cán bộ, sinh viên hiện có.
- Phát triển các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, có uy tín; mở rộng quan hệ với các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các ngân hàng, các quỹ về giáo dục, khoa học, các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài để tăng cường nguồn tài trợ, hỗ trợ cho các hoạt động HTQT.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học mang tầm khu vực, góp phần khẳng định uy tín khoa học của Nhà trường.
8. Tóm lại
- Việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển ĐHCNQN đến năm 2013, tầm nhìn đến năm 2025 sẽ góp phần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực Nhà nước, xã hội và quốc tế nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược và trung hạn trong phương hướng phấn đấu vươn lên ngang tầm các đại học tiên tiến trong nước và khu vực
- Kế hoạch chiến lược phát triển đã xác định cụ thể các mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn với các mốc 2013,2020,2025 và đặt ra kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để từng bước tiếp cận các mục tiêu đề ra.
- Kế hoạch chiến lược phát triển đã đề ra nhiều giải pháp để tăng cường huy động nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực ngoài NSNN, và kinh phí hoạt động thường xuyên của ĐHCNQN để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Nhà trường nhằm tạo ra những bước đột phá về chất lượng đào tạo và NCKH, vừa từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chung, vừa đi tắt đón đầu để tiếp cận ngay chất lượng quốc tế đối với một số bộ phận sinh viên hoặc đối với một số lĩnh vực, ngành, chuyên ngành khoa học được chọn lọc trên cơ sở thế mạnh của ĐHCNQN hoặc định hướng ưu tiên của Nhà nước. Kế hoạch chiến lược phát triển khẳng định sứ mệnh của ĐHCNQN làxây dựng và phát triển ĐHCNQN thành trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đa ngành đa lĩnh vực, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế, và là một thông điệp quan trọng để “tiếp thị” hình ảnh của ĐHCNQN, làm tăng khả năng huy động tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, ... góp phần đảm bảo nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ.
Ý kiến bạn đọc