Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển Công đoàn trường
Ngay từ khi thành lập trường, tháng 11 năm 1958, Liên hiệp Công đoàn Khu Hồng Quảng cũng ra Quyết định thành lập Công đoàn Trường Kỹ thuật Trung cấp Mỏ - Một Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Thị xã Hòn Gai vào khoảng trung tuần tháng 7 năm 1959 với Ban Chấp hành lâm thời, do đồng chí Nguyễn Đạo, Trưởng phòng Giáo vụ, làm Thư ký Công đoàn Trường (đầu tiên).
Đến tháng 11 năm 1961, Đại hội Công đoàn Trường trung cấp Mỏ lần thứ nhất đã họp, tập trung vào bàn thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường lúc đó là đẩy mạnh xây dựng các cơ sở vật chất cho giảng dạy, học tập; xây dựng đội ngũ giáo viên, công nhân viên và bảo đảm cải thiện đời sống cho toàn Trường. Đại hội bầu Ban Cháp hành chính thức khóa đầu tiên gồm 7 ủy viên do đồng chí Phạm Hồng Việt, Thường vụ Đảng ủy làm Thư ký Công đoàn Trường.
Với sự nỗ lực của toàn Trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong đó Công đoàn Trường đóng vai trò tích cực, với nhiệm vụ vận động đoàn viên công đoàn vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, xây dựng được những yếu tố cơ bản ban đầu của một cơ sở giáo dục – đào tạo như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, nền nếp tổ chức, quản lý…đưa Nhà trường có bước phát triển mới, có uy tín rất cao trong xã hội và trong Vùng mỏ.
Bước vào Giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (1964-1975), tổ chức Công đoàn Trường ta, trong những năm chiến tranh ác liệt đó, đã có những biến đổi nhằm thích ứng với tình hình.
Từ giữa năm 1968 đến năm 1974, đồng chí Nguyễn Thưởng được bầu làm Thư ký Công đoàn Trường. Vai trò của Công đoàn Trường trong giai đoạn này được các cán bộ tóm tắt bằng hai từ “Tham và Vận”, tức là vừa tham gia quản lý Nhà trường về mọi mặt, vừa tổ chức vận động công nhân, viên chức tự nguyện, tự giác và nhiệt tình, trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đã đề ra, các phong trào do Công đoàn phát động.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nhà trường bước vào giai đoạn kiến thiết lại sau chiến tranh, Ban Chấp hành Công đoàn Trường do đồng chí Cao Văn Giang, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị được bầu làm Chủ tịch Công đoàn từ đầu năm 1974 đến 1978.
Từ năm 1978 đến đến năm 1980, đồng chí Nguyễn Liên Hiệp, Trưởng ngành đời sống, được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Trường chuyên trách, thay đồng chí Cao Văn Giang nghỉ hưu.
Nét nổi bật của phong trào Nhà trường trong những năm này là:
- Xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở, học tập, giảng dạy bằng nhà lợp tranh tre, vách đất ở khu Lộ Khai
- Đẩy mạnh phương thức đào tạo “Kết hợp”- giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật. Thực hiện nhiệm vụ này, Công đoàn Trường vận động cán bộ, giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao; vận động công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đào tạo “ Kết hợp”, đặc biệt chăm lo giúp đỡ gia đình cán bộ, giáo viên, cấp dưỡng khi phải cùng các lớp, các bộ môn đi tham gia sản xuất trên các công trình thực nghiệm ở các xí nghiệp mỏ, từ Quảng Ninh, đến các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Công đoàn Trường trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1989, gắn liền với phong trào cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên chức, học sinh; vượt qua khủng hoảng do hậu quả của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài, lại trong điều kiện đất nước ta mới ra khỏi chiến tranh ác liệt, thiên tai liên tiếp xảy ra, với hậu quả xã hội: “Làm không đủ ăn, thu không đủ chi, nhập nhiều hơn xuất”; động viên toàn Trường quyết tâm giữ vững đào tạo, ổn định tổ chức, lặng lẽ phấn đấu vượt qua “nguy cơ sáp nhập trường Trung học Mỏ với trường khác”.
*Các Ban Chấp hành Công đoàn Trường trong giai đoạn này do các đồng chí sau đây làm Chủ tịch:
Từ năm 1980 đến năm 1983, đồng chí Đoàn Ngọc Hòa – Nguyên Bí thư Đoàn trường- được bầu làm Chủ tịch Công đoàn thay đồng chí Nguyễn Liên Hiệp được chuyển sang làm Phó Hiệu trưởng Nhà trường phụ trách đời sống.
Từ năm 1983 đến năm 1986, đồng chí Hoàng Diễn được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Trường thay đồng chí Đoàn Ngọc Hòa được chuyển lên làm Chủ tịch Công đoàn huyện Đông Triều.
Từ năm 1986 đến năm 1988, đồng chí Đặng Ngọc Nhiết được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường thay đồng chí Hoàng Diễn được nghỉ chế độ hưu trí.
Từ năm 1988 đến năm 1989, đồng chí Nguyễn Liên Hiệp được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường ( lần 2) thay đồng chí Đặng Ngọc Nhiết được chuyển sang tăng cường cho Phòng Đào tạo, đảm nhiệm Phó Trưởng phòng.
Công đoàn Trường từ năm 1990 đến năm 1996, gắn liền với phong trào phấn đấu nâng cấp Trường lên đào tạo trình độ Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ.
Để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ quan trọng này theo Nghị quyết của Đảng ủy, Công đoàn Trường đã chủ động phối hợp với bộ máy chuyên môn, vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm của thời gian đó:
- Hoàn thành thí điểm đào tạo Kỹ thuật viên cấp cao theo Đề tài phân nhánh của Bộ, kéo dài 6 năm;
- Thí điểm đào tạo một khóa Kỹ sư ngắn hạn cho hai ngành Khai thác mỏ và Cơ điện mỏ do Bộ Năng lượng cấp bằng;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, trình độ và năng lực quản lý của các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Hiệu trưởng.
- Công đoàn đặc biệt chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức.
* Các Ban Chấp hành Công đoàn Trường trong giai đoạn này do các đồng chí sau đây làm Chủ tịch:
Từ năm 1990 đến năm 1991, đồng chí Phạm Văn Côi được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường thay đồng chí Nguyễn Liên Hiệp đựơc nghỉ chế độ hưu trí;
Từ năm 1992 đến năm 2004, đồng chí Nguyến Duy Nhẫn được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường.
* Công đoàn Trường từ năm 1997 đến năm 2007, gắn liền với phong trào phấn đấu thành lập trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trên cơ sở nang cấp trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ.
Để hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này, Công đoàn trường đã chủ động, sáng tạo phối - kết hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng của Trường triển khai các mặt công tác theo hướng nâng cấp Trường . Đặc biệt, Công đoàn đã quan tâm góp ý kiến, đề xuất với Ban Đề án nâng cấp Trường do Tiến sĩ Nguyễn Đức Tính, Phó Hiệu trưởng làm Trưởng ban, về những giải pháp để thực hiện Đề án thành công.
Công đoàn đề xuất và vận động cán bộ, giảng viên, công nhân viên toàn Trường thi đua phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tập trung chủ yếu vào:
- Nâng cao trình độ giảng viên, động viên giảng viên đi thi và đi học Cao học, Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ Tiến sĩ và Thạc sĩ trong tổng số giảng viên cơ hữu. Tham gia cùng Hiệu trưởng ban hành các chính sách khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về Trường công tác lâu dài.
- Đẩy mạnh xây dựng các cơ sở vật chất cho đào tạo và phục vụ nâng cấp Trường, nhất là các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành, thực nghiệm của các khoa chuyên môn; tăng giảng đường và các phòng học; tăng diện tích đất đai với quy hoạch hiện đại hơn.
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn Trường, đảm bảo chỉ tiêu tăng thu nhập bình quân theo Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức. viên chức từng năm học.
- Công đoàn tham mưu và động viên đoàn viên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng giáo viên. Đó là những tiêu chí quan trọng để nâng cấp Trường.
* Các Ban Chấp hành Công đoàn Trường trong giai đoạn này do các đồng chí sau đây làm Chủ tịch:
Từ năm 1997 đến năm 2004, đồng chí Nguyến Duy Nhẫn tiếp tục được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường ;
Từ năm 2005 đến năm 2007, đồng chí Đặng Ngọc Nhiết được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường (lần 2) thay đồng chí Nguyễn Duy Nhẫn, Trưởng phòng Quản trị - Đời sống và Dịch vụ công và chuẩn bị nghỉ chế độ hưu trí.
Công đoàn Trường từ năm 2007 đến nay, hoạt động với một vi thế mới: Công đoàn trường ĐHCN Quảng Ninh- Trường Đại học đầu tiên trên đất mỏ anh hùng, có bề dầy gần 60 năm xây dựng và trưởng thành.
Đồng chí Đào Bích Lan được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường Từ năm 2008 đến năm 2013
Tại Đại hội Công đoàn trường lần thứ 26, tháng 12 năm 2013 đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Kim Tuyến làm Chủ tịch Công đoàn trường nhiệm kỳ 2013-2018.
Đến tháng 11 năm 1961, Đại hội Công đoàn Trường trung cấp Mỏ lần thứ nhất đã họp, tập trung vào bàn thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường lúc đó là đẩy mạnh xây dựng các cơ sở vật chất cho giảng dạy, học tập; xây dựng đội ngũ giáo viên, công nhân viên và bảo đảm cải thiện đời sống cho toàn Trường. Đại hội bầu Ban Cháp hành chính thức khóa đầu tiên gồm 7 ủy viên do đồng chí Phạm Hồng Việt, Thường vụ Đảng ủy làm Thư ký Công đoàn Trường.
Với sự nỗ lực của toàn Trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong đó Công đoàn Trường đóng vai trò tích cực, với nhiệm vụ vận động đoàn viên công đoàn vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, xây dựng được những yếu tố cơ bản ban đầu của một cơ sở giáo dục – đào tạo như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, nền nếp tổ chức, quản lý…đưa Nhà trường có bước phát triển mới, có uy tín rất cao trong xã hội và trong Vùng mỏ.
Bước vào Giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (1964-1975), tổ chức Công đoàn Trường ta, trong những năm chiến tranh ác liệt đó, đã có những biến đổi nhằm thích ứng với tình hình.
Từ giữa năm 1968 đến năm 1974, đồng chí Nguyễn Thưởng được bầu làm Thư ký Công đoàn Trường. Vai trò của Công đoàn Trường trong giai đoạn này được các cán bộ tóm tắt bằng hai từ “Tham và Vận”, tức là vừa tham gia quản lý Nhà trường về mọi mặt, vừa tổ chức vận động công nhân, viên chức tự nguyện, tự giác và nhiệt tình, trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đã đề ra, các phong trào do Công đoàn phát động.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nhà trường bước vào giai đoạn kiến thiết lại sau chiến tranh, Ban Chấp hành Công đoàn Trường do đồng chí Cao Văn Giang, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị được bầu làm Chủ tịch Công đoàn từ đầu năm 1974 đến 1978.
Từ năm 1978 đến đến năm 1980, đồng chí Nguyễn Liên Hiệp, Trưởng ngành đời sống, được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Trường chuyên trách, thay đồng chí Cao Văn Giang nghỉ hưu.
Nét nổi bật của phong trào Nhà trường trong những năm này là:
- Xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở, học tập, giảng dạy bằng nhà lợp tranh tre, vách đất ở khu Lộ Khai
- Đẩy mạnh phương thức đào tạo “Kết hợp”- giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật. Thực hiện nhiệm vụ này, Công đoàn Trường vận động cán bộ, giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao; vận động công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đào tạo “ Kết hợp”, đặc biệt chăm lo giúp đỡ gia đình cán bộ, giáo viên, cấp dưỡng khi phải cùng các lớp, các bộ môn đi tham gia sản xuất trên các công trình thực nghiệm ở các xí nghiệp mỏ, từ Quảng Ninh, đến các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Công đoàn Trường trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1989, gắn liền với phong trào cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên chức, học sinh; vượt qua khủng hoảng do hậu quả của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài, lại trong điều kiện đất nước ta mới ra khỏi chiến tranh ác liệt, thiên tai liên tiếp xảy ra, với hậu quả xã hội: “Làm không đủ ăn, thu không đủ chi, nhập nhiều hơn xuất”; động viên toàn Trường quyết tâm giữ vững đào tạo, ổn định tổ chức, lặng lẽ phấn đấu vượt qua “nguy cơ sáp nhập trường Trung học Mỏ với trường khác”.
*Các Ban Chấp hành Công đoàn Trường trong giai đoạn này do các đồng chí sau đây làm Chủ tịch:
Từ năm 1980 đến năm 1983, đồng chí Đoàn Ngọc Hòa – Nguyên Bí thư Đoàn trường- được bầu làm Chủ tịch Công đoàn thay đồng chí Nguyễn Liên Hiệp được chuyển sang làm Phó Hiệu trưởng Nhà trường phụ trách đời sống.
Từ năm 1983 đến năm 1986, đồng chí Hoàng Diễn được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Trường thay đồng chí Đoàn Ngọc Hòa được chuyển lên làm Chủ tịch Công đoàn huyện Đông Triều.
Từ năm 1986 đến năm 1988, đồng chí Đặng Ngọc Nhiết được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường thay đồng chí Hoàng Diễn được nghỉ chế độ hưu trí.
Từ năm 1988 đến năm 1989, đồng chí Nguyễn Liên Hiệp được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường ( lần 2) thay đồng chí Đặng Ngọc Nhiết được chuyển sang tăng cường cho Phòng Đào tạo, đảm nhiệm Phó Trưởng phòng.
Công đoàn Trường từ năm 1990 đến năm 1996, gắn liền với phong trào phấn đấu nâng cấp Trường lên đào tạo trình độ Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ.
Để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ quan trọng này theo Nghị quyết của Đảng ủy, Công đoàn Trường đã chủ động phối hợp với bộ máy chuyên môn, vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm của thời gian đó:
- Hoàn thành thí điểm đào tạo Kỹ thuật viên cấp cao theo Đề tài phân nhánh của Bộ, kéo dài 6 năm;
- Thí điểm đào tạo một khóa Kỹ sư ngắn hạn cho hai ngành Khai thác mỏ và Cơ điện mỏ do Bộ Năng lượng cấp bằng;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, trình độ và năng lực quản lý của các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Hiệu trưởng.
- Công đoàn đặc biệt chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức.
* Các Ban Chấp hành Công đoàn Trường trong giai đoạn này do các đồng chí sau đây làm Chủ tịch:
Từ năm 1990 đến năm 1991, đồng chí Phạm Văn Côi được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường thay đồng chí Nguyễn Liên Hiệp đựơc nghỉ chế độ hưu trí;
Từ năm 1992 đến năm 2004, đồng chí Nguyến Duy Nhẫn được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường.
* Công đoàn Trường từ năm 1997 đến năm 2007, gắn liền với phong trào phấn đấu thành lập trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trên cơ sở nang cấp trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ.
Để hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này, Công đoàn trường đã chủ động, sáng tạo phối - kết hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng của Trường triển khai các mặt công tác theo hướng nâng cấp Trường . Đặc biệt, Công đoàn đã quan tâm góp ý kiến, đề xuất với Ban Đề án nâng cấp Trường do Tiến sĩ Nguyễn Đức Tính, Phó Hiệu trưởng làm Trưởng ban, về những giải pháp để thực hiện Đề án thành công.
Công đoàn đề xuất và vận động cán bộ, giảng viên, công nhân viên toàn Trường thi đua phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tập trung chủ yếu vào:
- Nâng cao trình độ giảng viên, động viên giảng viên đi thi và đi học Cao học, Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ Tiến sĩ và Thạc sĩ trong tổng số giảng viên cơ hữu. Tham gia cùng Hiệu trưởng ban hành các chính sách khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về Trường công tác lâu dài.
- Đẩy mạnh xây dựng các cơ sở vật chất cho đào tạo và phục vụ nâng cấp Trường, nhất là các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành, thực nghiệm của các khoa chuyên môn; tăng giảng đường và các phòng học; tăng diện tích đất đai với quy hoạch hiện đại hơn.
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn Trường, đảm bảo chỉ tiêu tăng thu nhập bình quân theo Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức. viên chức từng năm học.
- Công đoàn tham mưu và động viên đoàn viên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng giáo viên. Đó là những tiêu chí quan trọng để nâng cấp Trường.
* Các Ban Chấp hành Công đoàn Trường trong giai đoạn này do các đồng chí sau đây làm Chủ tịch:
Từ năm 1997 đến năm 2004, đồng chí Nguyến Duy Nhẫn tiếp tục được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường ;
Từ năm 2005 đến năm 2007, đồng chí Đặng Ngọc Nhiết được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường (lần 2) thay đồng chí Nguyễn Duy Nhẫn, Trưởng phòng Quản trị - Đời sống và Dịch vụ công và chuẩn bị nghỉ chế độ hưu trí.
Công đoàn Trường từ năm 2007 đến nay, hoạt động với một vi thế mới: Công đoàn trường ĐHCN Quảng Ninh- Trường Đại học đầu tiên trên đất mỏ anh hùng, có bề dầy gần 60 năm xây dựng và trưởng thành.
Đồng chí Đào Bích Lan được bầu làm Chủ tịch công đoàn Trường Từ năm 2008 đến năm 2013
Tại Đại hội Công đoàn trường lần thứ 26, tháng 12 năm 2013 đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Kim Tuyến làm Chủ tịch Công đoàn trường nhiệm kỳ 2013-2018.
Ý kiến bạn đọc